VietMoz Academy

https://vietmoz.edu.vn đào tạo seo cơ bản và nâng cao giúp học viên tự xây dựng kế hoạch SEO và thực hành lên TOP ngay tại lớp. Giảng viên 10 năm kinh nghiệm

Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow hình thành và phát triển. Lý thuyết này cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 5 mức nhu cầu của tháp Maslow là:

  • Nhu cầu sinh lý.
  • Nhu cầu an toàn.
  • Nhu cầu xã hội.
  • Nhu cầu được tôn trọng.
  • Nhu cầu tự thể hiện.

 

Nhu cầu của con người dưới góc nhìn của Maslow đang được hiểu thế nào?

 

Theo giáo sư Douglas Kenrick của trường Đại học Arizona, chiếc tháp Maslow có sức hấp dẫn và dễ thẩm thấu đến vậy là vì bộ não của chúng ta ưa thích sự đơn giản. Ta thích những lối tắt để hiểu thế giới phức tạp. Nhất là khi lý thuyết của Maslow có thể dễ dàng quan sát ở cuộc sống xung quanh.

Điển hình là quá trình phát triển của một đứa trẻ. Khi còn sơ sinh, chúng cần được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như ăn no, uống đủ, ngủ say, mặc ấm. Đến tuổi đi nhà trẻ, chúng bắt đầu quan tâm đến việc kết bạn, biết ghen tị, sợ không được yêu thương. Lớn hơn thêm chút nữa, trẻ có thể để ý đến sự khác biệt về địa vị gia đình mình với gia đình của bạn bè, hay khó chịu khi không được bày tỏ, lắng nghe ý kiến.

Trong quản trị nhân sự, chiếc tháp Maslow được hiểu thành các công ty trước hết phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu (ăn, mặc, ở, đi lại) của nhân viên bằng chế độ lương thưởng, đồng phục, ký túc xá nhân viên, xe đưa đón. Sau đó, họ cần nghĩ đến việc đáp ứng nhu cầu gắn kết tập thể, bằng chế độ hiếu hỉ, tổ chức sinh nhật,... Tiếp đó, công ty sẽ thể hiện mối quan tâm đến nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình của nhân viên qua việc xây dựng cơ chế thăng chức, tăng lương.

5 cấp bậc trong tháp nhu cầu Maslow

1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Sinh lý là những nhu cầu thực tế, cần thiết nhất của mỗi người. Bao gồm việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh lý,…..đây là những điều giúp con người có thể tồn tại và phát triển.

Trong kim tự tháp maslow, các nhu cầu sinh lý xếp ở bậc dưới cùng. Nếu nhu cầu này chưa được đáp ứng và thỏa mãn thì các nhu cầu cao hơn sẽ không thể xuất hiện.

Chẳng hạn, trước khi nhu cầu của con người là “ăn no – mặc ấm” và đến khi đã thỏa mãn nhu cầu này, con người sẽ mong muốn nhu cầu cao hơn là “ăn ngon – mặc đẹp”.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/thap-nhu-cau-maslow-la-gi/

Topic Cluster là gì? Cấu trúc nội dung theo Topic Cluster

 ​Khi tạo các content topic clusters, chính là việc tạo ra các cụm nội dung theo ngữ cảnh cụ thể nào đó. Mỗi ý tưởng là đề tài mô hình hóa toàn bộ thành một content topic clusters. Từ đó để tạo ra sự liên quan cao nhất giữa các nội dung tiếp thị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về cấu trúc Content theo Topic Cluster chi tiết nhất.

 

Picture

 

​Topic Cluster là gì?

​Topic Cluster còn được biết đến với cách gọi: Cụm chủ đề. Đây là một nhóm các bài viết, các trang được liên kết với nhau. Chúng tập trung vào một chủ đề nhất định thay vì tập trung tối ưu theo từ khóa.

Hiện tại, phương pháp triển khai Topic Cluster còn được gọi là kỹ thuật Pillar Content và Cluster Content. Nó đã được Hubspot nghiên cứu, đề cập lần đầu tiên vào năm 2017. Đây được xem là một trong những kỹ thuật chất lượng, theo đúng xu hướng Content Marketing 2019. Với nó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng lên kế hoạch, chiến lược nội dung cho việc kinh doanh của mình.

​Cấu trúc của Topic Cluster bao gồm những gì?

 Để sử dụng Topic Cluster một cách hiệu quả, bạn cần nắm được cấu trúc của nó ra sao. Chỉ khi đó, bạn mới có thể xây dựng nội dung chiến lược hiệu quả, phù hợp nhất.

Thành phần của một cụm chủ đề

Một Topic Cluster được làm nên bởi 02 thành phần chính:

  • 01 Pillar Page (Trang trụ cột): Đây chính là trang chủ đề chính, có đề cập đến nội dung tổng quát của chủ đề đang xây dựng.
  • Các cluster content: Đây chính là nơi đi sâu vào chi tiết của từng nội dung con đã được đề cập đến ở Pillar Page. Từ đó, giúp người đọc, người dùng hiểu hơn về toàn bộ chủ đề được đưa ra.

Picture

Topic Cluster gồm những gì.

Ví dụ về cụm chủ đề Topic Cluster

Trong trường hợp bạn muốn xây dựng cụm chủ đề về Content SEO, Topic Cluster của bạn khi đó sẽ bao gồm.

  • Pillar Page: Content SEO là gì? 20 thông tin liên quan đến Content SEO
  • Cluster Content: Phần này sẽ bao gồm nhiều bài viết dài, chuyên sâu và cụ thể. Mỗi bài sẽ tiến hành giải đáp từng vấn đề cụ thể đã được đề cập đến ở trang trụ cột.

SEO tổng thể và SEO từ khóa: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

 Doanh nghiệp bạn đang loay hoay chưa biết chọn dịch vụ SEO nào. 

  • SEO tổng thể hay SEO từ khóa, nó có điều gì khác nhau?
  • Đâu sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn ngay bây giờ?

Tất tần tật câu trả lời bạn cần sẽ được giải đáp tại đây. Trong chia sẻ này tôi sẽ giúp bạn hiểu được bản chất của dịch vụ SEO tổng thể và dịch vụ SEO từ khóa, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định chính xác nhất cho doanh nghiệp mình.

Bạn sẵn sàng chưa? Bắt đầu tìm hiểu ngay nào!

Cũng như bất kỳ quá trình tìm hiểu nào, chúng ta sẽ bắt đầu với khái niệm cơ bản nhất.

 

 

Khái niệm SEO tổng thể và SEO từ khóa

YouTube Shorts là gì? Cách tạo video YouTube Shorts đơn giản

 YouTube Shorts là gì?

  • YouTube Shorts là những video dọc có độ dài khoảng 15 giây (tối đa 60 giây) giống như TikTok hay Facebook.
  • Ngoài kênh của bạn, người xem còn có thể thấy video ngắn ở kệ Shorts trên trang chủ. Từ đây, họ có thể khám phá trải nghiệm xem dọc mới mẻ dành riêng cho video ngắn. Tuy nhiên, tính năng này chỉ mới bắt đầu thử nghiệm trong phiên bản beta của Youtube tại thị trường Ấn Độ.
  • Với chức năng này của Youtube, bạn có thể thoải mái lồng ghép nhạc hoặc âm thanh vào video ngắn. 

Cách tạo YouTube Shorts

1. Hướng dẫn nhanh

  • Mở ứng dụng YouTube trên điện thoại, nhấn vào biểu tượng dấu cộng icon dấu cộng.
  • Chọn Tải video lên.
  • Chọn vào biểu tượng máy quay icon máy quay để quay video hoặc chọn video có sẵn trên điện thoại.
  • Nhấn nút tròn đỏ nút tròn đỏ để bắt đầu quay và nhấn lần nữa để kết thúc video.
  • Thêm hashtag #Shorts trong phần tiêu đề hoặc mô tả.
  • Nhấn Tiếp theo.
  • Lựa chọn đối tượng có thể xem video.
  • Nhấn Tải lên để hoàn tất.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Mở ứng dụng YouTube trên điện thoại, nhấn vào biểu tượng dấu cộng icon dấu cộng và chọn mục Tải video lên.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/cach-tao-youtube-shorts/

SEO Youtube là gì? Các bước SEO Youtube hiệu quả nhất

 SEO YouTube là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về SEO Youtube, nhưng nói chung SEO Youtube chính là kỹ thuật giúp cho video của bạn trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm Youtube. Nếu như SEO Website là quá trình xuất hiện những vị trí hàng đầu của Google thì SEO Youtube chính là việc tối ưu video lên Top tìm kiếm của Youtube. Ngoài ra, SEO Youtube chính là việc mà những người làm SEO thực hiện để tối ưu những video tiếp cận với khách hàng dễ dàng và mang lại nhiều giá trị tốt nhất từ Internet.

Có nên SEO Youtube không?

Theo như thông tin mà chúng tôi được biết thì SEO Youtube là một trong hai công cụ phổ biến nhất trên thế giới sau Google. Ngoài ra, lượng tìm kiếm về video trên Youtube chiếm đến 55% trên Google. Hơn nữa, khi thực hiện SEO Youtube, cá nhân hay doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Lượng traffic tăng cao hơn
  • Thu thập được nguồn khách hàng tiềm năng mới
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng
  • Thương hiệu có độ phủ sóng cao
  • Xây dựng được niềm tin với khách hàng

Chắc hẳn với những đặc điểm trên thì bạn đã có câu trả lời “Có nên thực hiện SEO Youtube hay không?”. Đây chính là phương thức rất tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để có cơ hội phát triển vững mạnh hơn. Thực hiện SEO Youtube chính là cách để doanh nghiệp có được khách hàng tự nhiên và có những đột phá trong kinh doanh ở tương lai.

Các yếu tố đánh giá xếp hạng Video Youtube

Các yếu tố đánh giá xếp hạng Video Youtube

 

Các yếu tố đánh giá xếp hạng Video Youtube

 

Google có những tiêu chí rõ ràng để xếp hạng các website lên vị trí cao nhất thì Youtube cũng vậy. Để có thể đánh giá xếp hạng Video Youtube, bạn hãy dựa vào các tiêu chí dưới đây:

Độ uy tín của kênh

Nếu muốn biết kênh Youtube đó có thứ hạng cao hay không thì chúng ta có thể xem xét đến độ uy tín của kênh. Nhưng để xây dựng được sự uy tín thì các kênh phải đảm bảo các tiêu chí:

  • Danh sách phát: Số lượng video có được sản xuất liên tục hay không hay lích phát video có diễn ra thường xuyên.
  • Mô tả kênh: Bạn nên mô tả ngắn gọn đặc điểm doanh nghiệp của bạn đặc biệt có nhắc đến thương hiệu và các từ khóa chuyên ngành lĩnh vực kinh doanh.
  • Từ khóa kênh: Liên quan đến xu hướng tìm kiếm hiện nay
  • Tiêu đề kênh: Tiêu đề đã được tối ưu hay chưa?

Link Stability là gì? Nó có phải là 1 yếu tố xếp hạng của Google?

Sự ổn định của liên kết và kết nối của nó với thứ hạng tìm kiếm đã được đặt ra kể từ khi một bằng sáng chế mô tả “liên kết churn” xuất hiện vào năm 2006.

Một số người tin rằng tính ổn định của các liên kết của trang web hoặc khoảng thời gian liên kết vẫn tồn tại trên một trang mà không bị chỉnh sửa, được cho là có thể tạo ra các tín hiệu được sử dụng bởi các thuật toán của Google.

Chúng ta hãy xem xét các tuyên bố xung quanh sự ổn định của liên kết như một yếu tố xếp hạng, nguồn gốc của chúng và liệu có bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ chúng hay không.

Tuyên bố: Tính ổn định của liên kết là một yếu tố xếp hạng

Một liên kết được mô tả là ổn định khi nó vẫn ở trên trang web trong một thời gian dài mà không có bất kỳ thay đổi nào - những thay đổi có thể phá vỡ sự ổn định của liên kết bao gồm hoán đổi URL và thực hiện các điều chỉnh đối với văn bản liên kết.

Một trang web được cho là có “liên kết churn” cao khi nó thực hiện các thay đổi thường xuyên đối với các liên kết ngoài trên các trang web của nó.

Google đã nộp bằng sáng chế vào năm 2005 mô tả một bản cập nhật có thể xảy ra đối với thuật toán tìm kiếm của mình, nơi liên kết churn sẽ được sử dụng như một yếu tố xếp hạng.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/link-stability-la-gi/

Mobile Friendly – Những kiến thức cơ bản về thuật toán này

Mobile Friendly là gì?

Mobile Friendly là một thuận toán được tạo ra bởi Google để đánh giá mức độ thân thiện của các trang web có trên công cụ tìm kiếm này với thiết bị di động của bạn.

Mobile Friendly sẽ đánh giá và xếp hạng các web dựa trên các mức độ tối ưu hóa và tương thích của website của bạn với thiết bị di động khách hàng.

Một website gây khó chịu cho người dùng, có nhiều những thao tác phức tạp khi tìm kiếm, thu thập thông tin nội sẽ bị đánh giá và xếp hạng thấp.

Vì sao chúng ta phải quan tâm tới thuật toán Mobile Friendly?

Dựa theo số liệu từ các báo cáo nghiên cứu, có tới hơn 80% người dùng sử dụng các thiết bị di động và trong số đó có tới 79% người dùng có thói quen tìm kiếm thông tin trên các các website từ thiết bị di động. Vậy nên Mobile Friendly chắc chắn là một thuật toán mà không chỉ các doanh nghiệp cần quan tâm và ngay cả người dùng cũng sẽ chú ý tới nó. 

Đối với người truy cập

Một trang web mang lại trải nghiệm người dùng tốt, có độ tương thích phù hợp với di động của người truy cập giúp tăng trải nghiệm tốt của người dùng với website và doanh nghiệp.

  • Tạo được ấn tượng tốt với khách hàng
  • Những trang web được xếp hạng cao sẽ là những trang có độ thân thiện với điện thoại của bạn, quá trình lướt web, tìm kiếm sẽ có chất lượng cao hơn.

Đối với doanh nghiệp

Một trang web được đánh giá cao trên bảng xếp hạng, có độ tương thích với nhiều thiết bị di động sẽ giúp doanh nghiệp của bạn để lại ấn tượng tốt hơn trong mắt người tiêu dùng. Từ đó có thể thấy, Mobile Friendly đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng vị trí, thương hiệu và đặc biệt là doanh thu của doanh nghiệp. 
Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/mobile-friendly-la-gi/