VietMoz Academy

https://vietmoz.edu.vn đào tạo seo cơ bản và nâng cao giúp học viên tự xây dựng kế hoạch SEO và thực hành lên TOP ngay tại lớp. Giảng viên 10 năm kinh nghiệm

SEO Quake Là Gì? Cách Cài Đặt & Sử Dụng SEO Quake Hiệu Quả

 SEO quake là một trong những công cụ hữu ích trong SEO, giúp cung cấp những thông tin quan trọng trong một website. Từ đó, ta có được một cái nhìn tổng quan hơn về website để thiết kế web.

SEO quake là gì?

SEO quake là plugin SEO miễn phí được tích hợp trên các trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome và Opera giúp cung cấp dữ liệu về các yếu tố tối ưu onpage, tìm kiếm tự nhiên bằng những thao tác vô cùng đơn giản. Đây là công cụ vô cùng hữu hiệu khi làm SEO.

Khi nghiên cứu từ khóa, bạn thường dành hàng giờ để tìm hiểu mức độ cạnh tranh của từ khóa seo thông qua phân tích kết quả SERP. Bạn cũng cần nhiều số liệu khác nhau liên quan đến kết quả SERP để biết được sự cạnh tranh khốc liệt giữa những bài viết top đầu. Chính vì vây, SEO quake là phương tiện hữu ích dành cho bạn. Tuy nhiên, SEO quake có khuyết điểm là khá nặng và phức tạp, gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ load trang khi sử dụng.

SEO quake giúp phân tích website hiệu quả.
SEO quake giúp phân tích website hiệu quả.

Công dụng của SEO quake?

Với việc cài đặt SEO quake plugin, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian. Plugin miễn phí này cũng cho biết số liệu

  • Alexa rank
  • Tuổi của domain (domain age)
  • SEMrush ranking, tra cứu thông tin miền (whois),
  • Lượt like trên facebook
  • Một số dữ liệu khác liên quan đến kết quả trên SERP.

SEO quake là công cụ hỗ trợ phân tích đắc lực dành cho quản trị viên website và chuyên viên SEO với nhiều công dụng cụ thể như sau:

  • Cung cấp SEO overview trên bất kỳ trang tìm kiếm.
  • So sánh domain và URL
  • Số liệu xã hội
  • Tìm kiếm keyword difficulty
  • Phân tích external link và internal link
  • Phân tích chi tiết backlink

Chức năng mỗi thành phần trên SEO Quake:

Thẻ Page Information: Chứa toàn bộ thông tin căn bản của một website. Dựa vào thẻ Info bạn có thể kiểm tra được nội dung sơ bộ của một website bao gồm: Url, thẻ title, thẻ meta keywords, thẻ meta description, liên kết nội bộ internal link, liên kết bên ngoài external link và thông tin máy chủ server. Tất cả thông tin khả dụng và căn bản của website đều được cập nhật đầy đủ tại thẻ Info.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/seoquake-la-gi/

Chỉ số CF và TF Là Gì? Chúng có hiệu quả gì trong SEO

 Trong SEO, các chỉ số đều đóng một vai trò nhất định đối với việc đánh giá và xếp hạng website. Chỉ số CF – TF cũng là một trong số đó. Sẽ có những công cụ thông qua việc đo lường các chỉ số này để tiến hành đánh giá chất lượng website của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định làm SEO cho trang web của mình thì việc trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các chỉ số này là vô cùng cần thiết, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây:

Trust Flow hay TF là gì?

Trust Flow hay chúng ta thường gọi là TF là một chỉ số đánh giá độ tin cậy của một trang dựa trên chất lượng tổng thể của các backlinks. Chỉ số này được Majestic xác định bằng cách thống kế số lường dựa trên backlink uy tín trỏ lên URL và lượng click vào backlink về URL này.

Nếu trang web của bạn có cả núi backlinks, nhưng không phải tất cả số đó đều có chất lượng tốt. Cho dù bạn có kỹ tính và kiểm soát ngặt nghèo thế nào đi nữa thì cũng không thể đảm bảo 100% backlinks là chất lượng cao được.

Chỉ số CF và TF Là Gì?, Hiệu quả của nó trong SEO
Trust Flow là gì

Majestic là một trong những công cụ mà được phát triển để hỗ trợ cho các Webmaster, những người làm SEO có thể phân tích chỉ số liên quan đến website của mình trong quá trình phát triển. Tương tự như Ahrefs, Majestic có lượng dữ liệu thu thập khổng lồ từ Internet, với nguyên lý hoạt động “giả lập” cách quét dữ liệu của Google cùng với báo cáo thực tế, giúp SEOer có thể phân tích đánh giá chất lượng backlink một cách dễ dàng.

Thang điểm đánh giá của Trust Flow (TF) được Majestic đưa ra là từ 0 – 100 điểm. Đối với một website hoạt động với Việt Nam thì TF của website nên ở khoảng 10 – 25 điểm.

Có thể bạn cũng còn nghe nói tới 1 chỉ số nữa là Topical Trust Flow (TTF). Đây là chỉ số dựa trên việc đánh giá chất lượng mỗi trang và độ liên quan với việc chấm điểm nó với các trang cùng một danh mục nội dung. Tất nhiên điểm số cũng được tính từ 0-100. Chỉ số này sẽ giúp người dùng tìm ra được mức độ ảnh hưởng của trang web đang đánh giá khi được xếp hạng trong danh mục nội dung và quyết định xem có liên kết để tạo sức liên quan hay không.

Vai trò quan trọng của Trust Flow (TF)

Bởi vì TF là một chỉ số thể hiện ý nghĩa khá trực tiếp (điểm số càng cao = trang có giá trị càng cao), nên bạn có thể dễ dàng quét qua điểm số của các đối thủ để nhận diện xem những đối thủ nào có thể đe dọa đến hoạt động của bạn. Với các công cụ đo lường chỉ số SEO, bạn có thể biết được cả điểm số TF và TTF của tất cả đối thủ, việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin cạnh tranh theo cách này sẽ giúp bạn xác định các từ khóa mới cũng như các cơ hội tiềm năng để thu về liên kết.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/tf-va-cf-la-gi/

Technical SEO là gì? Hướng dẫn từ AZ cách tối ưu Technical SEO

Technical SEO đề cập đến tối ưu hóa trang web và máy chủ, giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web hiệu quả hơn (giúp cải thiện thứ hạng).

 



 

Các công cụ tìm kiếm ưu tiên kết quả tìm kiếm cho những trang web hiển thị một số đặc điểm kỹ thuật nhất định - ví dụ: kết nối bảo mật, thiết kế responsive (mang tính đáp ứng) hoặc thời gian load nhanh - và Technical SEO là công việc bạn cần làm để đảm bảo trang web của bạn có thể làm những điều này.

Bên dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một danh sách các bước quan trọng có thể thực hiện để đảm bảo Technical SEO của bạn đạt tiêu chuẩn. Bằng cách làm theo những hướng dẫn này, bạn có thể giúp đảm bảo rằng yếu tố bảo mật và cấu trúc của trang web đáp ứng được kỳ vọng của các thuật toán công cụ tìm kiếm và được đánh giá tốt trong kết quả tìm kiếm tương ứng.

1. Sử dụng SSL

Secure Sockets Layer - SSL - là một công nghệ bảo mật tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Bạn có thể phát hiện ra một trang web sử dụng SSL khá dễ dàng: URL trang web bắt đầu bằng https://, thay vì http://.

Vào năm 2014, Google đã thông báo rằng họ muốn thấy HTTPS ở mọi nơi, và các trang web HTTPS bảo mật sẽ được ưu tiên hơn các trang web không an toàn trong kết quả tìm kiếm.

Vì vậy, để đảm bảo trang web của bạn bảo mật, hãy cài đặt chứng chỉ SSL trên trang (hầu hết các trình xây dựng trang web hàng đầu hiện nay đều bao gồm SSL theo mặc định).

2. Đảm bảo trang web của bạn thân thiện với thiết bị di động

Thiết kế trang web responsive (mang tính đáp ứng) sẽ tự động điều chỉnh để có thể điều hướng và đọc dễ dàng trên mọi thiết bị.

Google coi việc có một trang web mang tính đáp ứng là một tín hiệu xếp hạng rất quan trọng bởi các thuật toán của nó. Và với sự ra đời của phương pháp “mobile first” (ưu tiên thiết bị di động) để lập chỉ mục nội dung, một trang web mang tính đáp ứng sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vì vậy, thật hợp lý khi đảm bảo rằng trang web của bạn hoàn toàn mang tính đáp ứng và sẽ hiển thị ở định dạng tốt nhất có thể cho người dùng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc máy tính để bàn.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/technical-seo/

7 yếu tố kỹ thuật SEO cần đánh giá khi thực hiện Audit SEO

 SEO Audit là quá trình cần thiết giúp bạn kiểm tra, đánh giá tình trạng của một website có đang gặp phải những vấn đề nào ảnh hưởng tới thứ hạng trên Serps hay không. Đến với bài viết này, VietMoz mách bạn 10 yếu tố kỹ thuật SEO cần kiểm tra khi thực hiện Audit website.

 

 

 

Lý do cần đánh giá kỹ thuật SEO khi thực hiện SEO Audit?

Kỹ thuật SEO được các chuyên gia hàng đầu coi trọng vì nó là nền tảng cốt lõi đem lại thành công cho các phương pháp SEO hiện nay. Việc nắm chắc kỹ thuật SEO sẽ giúp bạn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm chuẩn và mang lại hiệu quả cao hơn. Nhiều chuyên gia SEO còn cho rằng nó có trước cả khi bạn thực hiện các hành động xây dựng hồ sơ liên kết trên website.

Nhờ kỹ thuật SEO mà trang web của bạn được các công cụ tìm kiếm biết đến nhanh hơn, từ đó lập chỉ mục và hiển thị trong kết quả Google tìm kiếm. Một số kỹ thuật mà bạn có thể mường tượng đó là tối ưu hóa cho thiết bị di động, bảo mật trang web tốt, tải trang nhanh….và nhiều thứ liên quan khác.

Hiểu đơn giản là bạn càng giúp Google truy cập nội dung của mình nhanh chóng và dễ dàng thì cơ hội trang web xếp hạng càng cao.

Sitemap – Sơ đồ trang web

Sitemap được ví như cầu nối giúp các công cụ tìm kiếm tiếp cận tới tất cả các nội dung trên website nhanh chóng và dễ dàng. Hơn hết, nó còn hỗ trợ trải nghiệm người dùng và gia tăng tỷ lệ nhấp chuột.

Để kiểm tra sơ đồ trang web, bạn sử dụng Screaming Frog và tìm đến phần cài đặt trong thư mục gốc hoặc tìm nó bằng cách thêm sitemap.xml hoặc sitemap.html.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra thông qua phần hồ sơ trang web ngay trong công cụ Google Search Console. Tại đây, bạn sẽ biết được trang web của bạn hiện có bao nhiêu URL được lập chỉ mục thành công và liệu bạn có gặp phải vấn đề hay sự cố nào liên quan không.

Trường hợp bạn chưa tạo sitemap thì có thể đọc hướng dẫn của chúng tôi để thực hiện đồng thời tiến hành khai báo cho Google Search Console.

Robots.txt

Robots.txt là một tệp văn bản được đọc bởi các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ chính là thu thập thông tin trên website và lập chỉ mục cho nội dung bài viết trên trang.

Khi SEO Audit, việc xác định liệu robots.txt có tồn tại trên trang web hay không sẽ giúp bạn biết được hiệu suất SEO tăng hay giảm nếu chịu sự chi phối của nó.

Ví dụ: nếu bạn đặt robots.txt thành “disallow: /”, bạn đang yêu cầu Google không bao giờ lập chỉ mục trang web vì “/” là root!

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/yeu-to-ky-thuat-can-danh-gia-khi-seo-audit/

19 vấn đề cần kiểm tra trong hồ sơ liên kết khi Audit link

 Tiếp tục series chuỗi bài viết về chủ đề SEO Audit, VietMoz đề cập những vấn đề trực quan cần kiểm tra trong hồ sơ liên kết giúp bạn duy trì chúng một cách chất lượng và đảm bảo không có các liên kết ngược tác động đến thứ hạng website.

Lý do cần thực hiện Audit Backlink định kỳ hàng năm?

Không thể phủ nhận việc kiểm tra hồ sơ liên kết là một phần quan trọng nếu không muốn bỏ lỡ bất kỳ nỗ lực nào trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc thực hiện SEO Audit đều đặn 1 đến 2 lần trong năm giúp bạn xác định những vấn đề ảnh hưởng tới quá trình SEO lúc bấy giờ.

Song song với đó, việc phòng tránh những liên kết xấu luôn được các chuyên gia SEO xem trọng trước khi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng website. Ngoài ra, với những trang web không thực hiện bất kỳ liên kết nào cũng bị nhận hình phạt tương tự.

Vấn đề kiểm tra hồ sơ liên kết đã và đang cần được ưu tiên hàng đầu nhằm mang lại 1 trang web có những liên kết an toàn. Nhiều người còn gọi đây là phương pháp khắc phục liên kết, giảm thiểu rủi ro cho hiệu suất SEO trong tương lai.

Ngoài ra, khi mạng lưới internet trở nên phổ biến mạnh mẽ việc đối thủ chơi khăm để cạnh tranh thứ hạng trên website là điều khó tránh khỏi. Vì vậy để duy trì được hồ sơ liên kết lành mạnh thì không có cách nào khác ngoài việc thực hiện Audit Backlink định kỳ hàng năm.

lý do cần thực hiện audit backlink

Để thực hiện được việc kiểm tra này, bạn sẽ cần các công cụ hỗ trợ như: Google Search Console, Ahrefs, Majestic…Việc bạn càng có nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thì việc tìm ra các vấn đề rủi ro liên kết càng trực quan và chính xác.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/van-de-can-kiem-tra-khi-seo-audit/

Những vấn đề cần phân tích trong SEO Audit

1. Phần tích khả năng tiếp cận và việc lập chỉ mục

 

     Bước đầu tiên trong phân tích khả năng tiếp cận và lập chỉ mục là đảm bảo rằng bạn không ngẫu nhiên block crawler khỏi trang web của bạn.

 

     1.1. Phân tích Robots.txt

 

     Để kiểm tra liệu bạn có block crawler hay không, thì hãy xem xét file Robots.txt để xem liệu có cảnh báo người dùng nào không, hay có phần nào trên web của bạn nên được lập chỉ mục nhưng bị lỗi trong khu vực cấm. Bạn có thể kiểm tra nó trong file hoặc sử dụng Google Webmaster Tool để xem URL nào bị liệt kê trong vùng cấm.

 

     1.2. Kiểm tra lỗi 404 và chuyển hướng

 

     Một lỗi khá phổ biến là lỗi 404 và chuyển hướng. Khi bạn crawl trang web, hãy lưu ý đến các lỗi 404 này và nếu như bạn phát hiện ra bất kỳ lỗi nào, hãy sửa ngay lập tức. Đối với chuyển hướng, có chuyển hướng tốt và xấu. Do đó, bạn phải đảm bảo là chỉ dùng các chuyển hướng tốt và không dùng chuyển hướng xấu hoặc bất kỳ thứ gì tương tự.

 

     1.3. Kiểm tra XML Sitemap

 

     XML Sitemap thì vô cùng quan trọng không thể nào bỏ qua. Đó là lý do tại sao không có SEO Audit nào hoàn tất mà không kiểm tra liệu XML Sitemap có cập nhật chưa, có đọc được không, và có các tính năng. XML Sitemap của bạn phải chứa chỉ các page thực sự có trên web của bạn và tất cả các page bạn muốn lập chỉ mục. Bất kỳ hoạt động nào sai lệch khỏi quy luật này đều là vấn đề tiềm tàng, cho nên bạn phải tìm ra và khắc phục nó ngay.

 

     Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra lại liệu XML Sitemap có được submit lên công cụ tìm kiếm chưa. Bạn có một XML Sitemap hoàn hảo nhưng lại không được công cụ tìm kiếm sử dụng thì cũng vô ích.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/van-de-ve-trang-web-seo-audit/

10 yếu tố nội dung bạn cần kiểm tra khi SEO Audit

 Nội dung được đánh giá là cái hồn của website, quyết định sự thành hay bại của việc sử dụng các phương pháp SEO hiện nay. Trong bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ những yếu tố nội dung cần kiểm tra khi SEO Audit website, từ đó có các định hướng và giải pháp khắc phục phù hợp.

Tính hấp dẫn về thị giác

Nội dung dù cho có hay đến đâu, mang lại giá trị như thế nào nhưng đặt trong bối cảnh của một website được thiết kế thiếu chuyên nghiệp, thì khả năng bỏ lỡ khách hàng của mình là rất cao.

Đó là lý do mà chúng ta cần quan tâm tới tính hấp dẫn về thị giá thông qua việc thiết kế trang web.Đây là một phần không thể thiếu của SEO mang đến trải nghiệm người dùng được tốt hơn.

Để kiểm tra bạn sẽ phải khám phá một cách trực quan trên các trang mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới. Xem liệu chúng đã đạt được các tiêu chí sau đây hay chưa:

  • Khả năng tiếp cận
  • Sự ổn định
  • Khả năng sử dụng
  • Mức độ tin cậy
  • Chức năng
  • Tính uyển chuyển trong câu từ

Trang web chứa quảng cáo gây khó chịu cho người dùng

Chúng ta đều biết rằng Google đã và đang ưu tiên tối ưu trải nghiệm người dùng hơn bao giờ hết thì việc sử dụng quảng cáo đôi khi cản trở quá trình mà họ tương tác trên trang. Đó là lý do mà chúng ta cần kiểm tra xem liệu quảng cáo mình đặt đã ở vị trí phù hợp hay chưa, nó có cản trở tới quá trình trải nghiệm của người dùng hay không.

Để kiểm tra bạn sẽ cần dựa trên các tiêu chí mà Google giải thích những loại quảng cáo được đánh giá có vấn đề sẽ nhận hình phạt, bao gồm:

“Hiển thị cửa sổ bật lên bao gồm nội dung chính, ngay sau khi người dùng điều hướng đến một trang từ kết quả tìm kiếm hoặc trong khi họ đang xem qua trang.

Hiển thị quảng cáo xen kẽ độc lập mà người dùng phải loại bỏ trước khi truy cập nội dung chính.

Sử dụng bố cục trong đó phần trong màn hình đầu tiên của trang xuất hiện tương tự như quảng cáo xen kẽ độc lập, nhưng nội dung gốc đã được đưa vào bên dưới màn hình đầu tiên”.

Nếu bạn có quảng cáo xen kẽ tràn lan trên trang web thì hãy tiến hành xóa chúng hoặc thiết kế lại việc sắp xếp sao cho tối ưu không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang.

Cấu trúc trang web

Cấu trúc trang web là yếu tố hàng đầu quyết định nội dung của bạn có được Google thu thập dữ liệu nhanh chóng và tổ chức chúng tốt hơn hay không. Có nhiều tư tương khác nhau khi đề cập đến chủ đề này. Một số chuyên gia rằng nên sử dụng cấu trúc phẳng nhằm giúp người dùng nhấp chuột nhanh hơn tới một trang , ngược lại một số khác lại cho rằng nên dùng cấu trúc silo để tối ưu hóa việc sắp xếp nội dung theo chủ đề, nâng cao trọng tâm nội dung mà họ muốn khai thác.

Để kiểm tra cấu trúc trang web của mình, bạn sử dụng công cụ Screaming Frog, chọn tab bên phải => Chọn Site Structure. Tại đây bạn sẽ phát hiện nhanh các vấn đề hàng đầu với 20 URL trên trang web của mình, nó có thể bao gồm những nội dung quá dài mà bạn cần xem xét và đánh giá lại. Liệu như vậy nó đã ổn với ý định tìm kiếm của người dùng hay chưa?

kiểm tra cấu trúc trang web

Trang liên hệ

Trang liên hệ trên trang web là 1 yếu tố kiến tạo nội dung của bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt người dùng. Trong quá trình kiểm toán lại trang web bạn cũng nên xem xét đánh giá lại liệu trang liên hệ của bạn như vậy đã thực sự ổn hay chưa, nó đã cung cấp được những gì cho người dùng và có nút kêu gọi hành động hay chưa.

Xem thêm: 

https://vietmoz.edu.vn/yeu-to-noi-dung-can-de-seo-audit/